Cây vạn lộc – Nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Cây vạn lộc là gì?

Cây vạn lộc có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Aracease (ráy), hay còn được gọi với tên khác là cây thiên phú. Đây là loại cây thuộc giống thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây có lá màu hồng nhạt khi còn non và thay đổi sang hồng đậm khi già đi với viền lá màu xanh. Lá cây mọc đan xen thành từng tầng và đối xứng nhau rất bắt mắt.

Đặc điểm cây vạn lộc

Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia và phù hợp với khí hậu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ. Cây vạn lộc có phần lá dày, bề mặt bóng, rộng và mép lá lượn sóng. Loài cây này có kích nhỏ, ngoại hình đẹp, màu sắc bắt mắt, cùng với nhiều công dụng như lọc khói bụi, hấp thụ các chất độc dễ bay hơi hay CO2 trong không khí nên rất được ưa chuộng để làm cảnh.

Cây vạn lộc có mấy loại

Cây vạn lộc hiện nay có nhiều loại tuy nhiên phổ biến ở Việt Nam thì có 2 loại là cây vạn lộc đỏ và cây vạn lộc trắng (cây vạn lộc xanh). Hai loại cây vạn lộc này thực ra không khác gì nhau nhiều mà chỉ khác ở màu sắc của lá. Cây vạn lộc đỏ có là xanh với các đốm đỏ hoặc hồng. Cây vạn lộc trắng có lá màu xanh với các đốm trắng loang lổ trên lá. Ngoài màu sắc của lá thì thân, rễ và hoa vạn lộc đều như nhau. Thậm chí, cách trồng và cách chăm sóc cây vạn lộc cũng giống nhau.

Công dụng cây vạn lộc

Với điểm nhấn lá hồng nhạt, viền xanh vừa dễ chịu vừa thu hút của cây, khi đặt trên bàn làm việc sẽ tạo ra không gian mới mẻ, mang lại tinh thần thoải mái và thư giãn cho người trồng.

Giống với bất kỳ loài cây nào, cây vạn lộc cũng có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí, mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát cho nhà ở, thường được dùng để tạo mảng xanh cho các khu công nghiệp.

Ý nghĩa phong thủy cây vạn lộc

Với tên gọi “vạn lộc”, cây không những đem lại nhiều tài lộc cho người sở hữu mà khi ra hoa, cây còn mang nghĩa là báo hiệu gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp của mình. Do đó, cây vạn lộc thường được sử dụng làm quà tặng trong những dịp tân gia, thăng chức hay lễ tết thay cho lời chúc phát tài, phát lộc, làm ăn thuận lời, buôn may bán đắt.

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Nổi bật với sắc đỏ hồng tươi mới, rực rỡ, cây vạn lộc không thể nào phù hợp hơn với những chủ nhân thuộc mệnh Hỏa. Tuy nhiên, chủ nhân cũng lưu ý sử dụng chậu cây màu trắng, xanh dương hoặc đen để khắc chế bớt tính Hỏa (lửa) của cây và làm hài hòa màu sắc với môi trường xung quanh.

Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Cách trồng

Cây vạn lộc có thể trồng trên đất hoặc trồng theo cách thủy sinh. Lợi cây này được trồng và nhân giống bằng cách tách chồi, cây con ra khỏi bụi và đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ và có độ ẩm tốt.

Trồng cây vạn lộc trên đất

Lưu ý chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp đảm bảo thoáng khí, không ngập úng. Khi trồng trong chậu nên nên chọn chậu có độ cao ít nhất gấp đôi chiều dài của rễ và độ rộng gần bằng tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng. Tránh chọn loại chậu quá nhỏ sẽ khiến rễ cây bị hạn chế, ảnh hưởng việc phát triển của cây.

Khi trồng cây vạn lộc thủy sinh

Từ cây vạn lộc đã nhân giống, bạn lấy cây ra khỏi đất, làm sạch đất, rửa sạch phần thân và lá. Lưu ý nhẹ nhàng tránh làm tổn thương rễ, để cây ráo nước trước khi cho vào chậu thủy tinh để tránh cây bị úng, hỏng. Khi trồng cây thủy sinh thì phải thay nước 2 tuần 1 lần nếu không nước thối sẽ gây ảnh hưởng đến cây và xấu hơn nữa là sẽ gây chết cây.

Chăm sóc cây

Vì là cây ưa bóng nên bạn không nên đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu, có thể đặt trong phòng hoặc ban công có mái che, thỉnh thoảng đưa cây ra phơi nắng để kích thích quá trình quang hợp của cây. Với cây vạn lộc, bạn chỉ nên tưới nước 2-3 lần/ tuần, tưới đủ ẩm tránh tưới quá nhiều làm cây thối rễ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *